Hiện nay vấn đề tai nạn thương tí !important;ch đang được toàn xã hội quan tâm, đặc biệt là tai nạn thương tích đối với học sinh do tính phổ biến cũng như mức độ trầm trọng của nó.
Ngày 21/11/2022, nhân viên y tế trường THCS Sài Đồng đã tuyên truyền và tập huấn cho học sinh toàn trường kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích và sơ cấp cứu.
1. Tai nạn thương tích là gì?
- Tai nạn thương tích là những sự kiện xảy ra ngoài ý muốn của chủ thể, gây nên những tổn thương hoặc rối loạn chức năng cho cho cơ thể con người.
- Tai nạn thương tích (TNTT) rất dễ xảy ra vì ở lứa tuổi các em học sinh THCS thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích.
Đ/c Bí !important;ch – NVYT tuyên truyền các kiến thức về các tai nạn thương tích hay gặp ở lứa tuổi học sinh THCS và cách phòng tránh
2. Một số biện phá !important;p phòng tránh TNTT
Rất nhiều tai nạn thương tích nghiêm trọng tại trường học có thể phòng tránh được nếu giáo viên, cha mẹ học sinh và các em có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa trước như sau:
- Phòng ngã:
+ Không chạy nhảy, đùa nghịch đặc biệt không đu, không trượt các lan can cầu thang; không gây gổ đánh nhau; không mang đến trường những vật sắc, nhọn nguy hiểm như: dao, súng cao su…..
- Phòng tránh tai nạn giao thông:
+ Thực tốt luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy….
+ Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện.
+ Không tụ tập trước cổng trường dễ gây ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông. Nhắc cha mẹ đưa rước xếp xe ngay ngắn trước cổng trường, không gây ùn tắc giao thông cổng trường.
- Phòng tránh bỏng:
+ Phòng thí nghiệm của nhà trường có nội quy, hướng dẫn an toàn hóa chất, an toàn điện….
- Phòng tránh đuối nước:
+ Không tắm sông, ao, hồ...
+ Học sinh học bơi và biết bơi.
- Phòng tránh điện giật:
+ Thực hiện an toàn điện để đảm bảo.
- Phòng tránh ngộ độc thức ăn:
+ Phải ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi
+ Không ăn quà, thức ăn chưa biết rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng….
+ Hạn chế tối đa việc ăn uống hàng quán trước cổng trường không đảm bảo ATVS TP.
Đ/c Bí !important;ch hỏi các em học sinh cách xử trí tình huống khi gặp TNTT. Học sinh rất hào hứng tham gia trả lời
3. Hướng dẫn một số kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu
- Mục đí !important;ch sơ cấp cứu: 3 mục đích
+ Cứu sống nạn nhân.
+ Ngăn không cho tình trạng xấu đi.
+ Thúc đẩy quá trình hồi phục.
- Xử lý tình huống: Khi bạn là người đầu tiên có mặt ở hiện trường, bạn phải làm gì?
+ Sơ cấp cứu nạn nhân.
+ Gọi người trợ giúp.
+ Gọi cấp cứu 115 hoặc BV gần nhất mà bạn biết.
- Gãy xương là tai nạn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách có thể để lại di chứng tàn phế suốt đời, thậm chí đe dọa tính mạng của nạn nhân.Việc sơ cứu ban đầu kịp thời và đúng cách sẽ giảm được 70% biến chứng do gãy xương.
* Sơ cứu gãy xương cẳng tay
Xương cẳng tay được tính từ 2cm dưới nếp khuỷu đến 5cm trên nếp cổ tay. Thực hiện sơ cứu gãy xương cẳng tay theo các bước :
Bước 1: Cố định cẳng tay bị gãy vào sát thân người, cẳng tay vuông góc cánh tay, lòng bàn tay ngửa.
Bước 2: Chuẩn bị 2 nẹp, 1 nẹp đặt phía trong cẳng tay (từ lòng bàn tay đến nếp khuỷu tay), nẹp kia đặt phía ngoài cẳng tay (từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu tay).
Bước 3: Dùng dây buộc cố định nẹp bàn tay, thân cẳng tay (trên, dưới ổ gãy). Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực.
Cá !important;c em học sinh hào hứng xung phong lên thực hành cách sơ cứu gãy xương cẳng tay
Sơ cứu gã !important;y xương quan trọng nhất là hạn chế di chuyển nạn nhân, cần cố định nạn nhân và lập tức liên hệ dịch vụ y tế khẩn cấp. Do đó, bạn cần ghi nhớ số điện thoại cấp cứu của cơ sở y tế địa phương nơi gần nhất để có thể nhanh chóng tiếp cận dịch vụ này khi cần cấp cứu gãy xương hoặc các trường hợp khẩn cấp khác.
Hướng dẫn băng bó !important; vết thương chảy máu ở cẳng chânHướng dẫn băng bó vết thương chảy máu ở đầu
Qua buổi tuyê !important;n truyền tập huấn, các em học sinh đã được cung cấp các kiến thức cơ bản, các khái niệm về sơ cấp cứu, sự khác biệt giữa sơ cấp cứu và cấp cứu, các em được biết 3 mục đích của sơ cấp cứu, các bước tiến hành sơ cấp cứu, dấu hiệu nhận biết của các trường hợp tai nạn, nguyên nhân, nguy cơ và cách xử lý, cũng như biết thực hành một số kỹ năng băng bó vết thương và cố định gãy xương.