I. Đại số:
1. Viết các công thức biến đổi căn thức (7 công thức biến đổi) có kèm theo điều kiện.
2. Định nghĩa và tính chất và đồ thị của hàm số bậc nhất.
VD: Cho các hàm số y = 1 – 2x ; y = 0,5x ; y = 12x-2"> + 1 ; y = 122"> x + 1. Hàm số nào là hàm số bậc nhất và hàm số đó đồng biến hay nghịch biến? Tại sao?
3. Cho hai đường thẳng (d): y = ax + b (a ≠ 0) ; (d’): y = a’x + b’ (a’ ≠ 0). Với điều kiện nào của a,b thì :
a, (d) cắt (d’). b, (d) // (d’). c, (d) ≡ (d’).
d, (d) cắt (d’) tại một điểm trên trục tung.
3, Hệ số góc của đường thẳng y=a.x +b (a ≠ 0)
4,Phương trình bậc nhất 2 ẩn
5, Hệ hai phương trình bậc nhất 2 ẩn
6, Giải hệ PT bằng PP thế
II. Hình học:
1. Nêu các hệ thức lượng trong tam giác vuông (vẽ hình, kí hiệu, viết hệ thức).
2. Định nghĩa tỉ số lượng giác của một góc nhọn – Viết các hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông.
3. Nêu một số tính chất của các tỉ số lượng giác:
+ Tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau.
+ Các tính chất liên quan giữa các tỉ số lượng giác.
4. Nêu các định lý về quan hệ giữa đường kính và dây.
5. Nêu các định lý về liên hệ giữa dây và khoảng cách từ dây tới tâm.
6. a, Thế nào là đường tròn ngoại tiếp tam giác – Cách xác định tâm.
b, Thế nào là đường tròn nội tiếp tam giác – Cách xác định tâm.
7 a ,Định nghĩa tiếp tuyến của đường tròn. Nêu tính chất và dấu hiệu nhận biết một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn.
b, Nêu định lý về tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau. (Vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận).
8. Nêu các vị trí tương đối của hai đường tròn. Ứng với mỗi vị trí đó viết hệ thức giữa đoạn nối tâm d với các bán kính R và r.
9. Nêu định lý về đường nối tâm.