Thời gian vừa qua, tình trạng học sinh bị đuối nước liên tiếp xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Đuối nước đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng được dư luận quan tâm, nhất là vào dịp hè, các bạn học sinh-sinh viên được nghỉ học.
Đuối nước có thể xảy ra với trẻ em không biết bơi hay biết bơi nhưng do sự chủ quan nên cũng không lường trước hết được sự nguy hiểm của tai nạn.Tai nạn do đuối nước có thể xảy ra trong các trường hợp: ngạt nước, những người không biết bơi ngã xuống nước, hoặc trẻ em ngã cắm đầu vào chậu nước hay bồn tắm; ngất đột ngột khi vừa tiếp xúc với nước; lặn sâu dưới nước khi hết hơi không ngoi lên kịp bị ngạt; bơi quá mệt, cơ thể mất nhiệt do nước lạnh, bị chuột rút rồi ngất đi…
Phòng tránh tai nạn đuối nước: Chúng ta nên tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm như: Không nên rủ nhau đi tắm ao, hồ, sông suối … trong khi không biết bơi. Không nên đi lại, chơi gần những nơi như: ao, hồ, sông suối hoặc bể nước, cống rãnh, miệng giếng… không có nắp đậy. Các hố ao sâu gây nguy hiểm cho trẻ em… cần phải tránh xa. Trẻ em tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn trông coi. Chúng ta có thể xin phép bố mẹ đăng ký tham gia các lớp học bơi tại nhà trường hay các trung tâm có thầy dạy bơi.
Khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước. Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao có buộc dây thừng, buộc quần áo thành dây tung cho nạn nhân ... và kéo nạn nhân lên bờ một cách an toàn, hoặc cùng với mọi người vớt nạn nhân lên, đặt nạn nhân nằm chỗ thoáng khí.
Hỗ trợ công tác tuyên truyền về PCTNTT, tại phòng y