Phòng GD&ĐT Long Biên
TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
|
|
I. ĐỐI VỚI HỌC SINH
HỌC SINH NÊN
1. Quý trọng bản thân mình.
2. Tôn trọng nhân phẩm, quyền học tập, riêng tư của bạn bè.
3. Tôn trọng sự khác biệt của bạn bè, thầy cô, cán bộ nhà trường.
4. Tôn trọng tài sản của mình, của bạn và của trường.
5. Sẵn sàng hợp tác và giúp đỡ bạn bè, thầy cô.
6. Tích cực tham gia vào hoạt động của lớp, của trường dựa trên sức khỏe và năng lực của bản thân.
7. Thực hiện tốt quy định về đồng phục, trang phục của nhà trường.
8. Báo cáo với cha mẹ, thầy cô khi bị đe dọa, chứng kiến hoặc trải nghiệm bất cứ hành vi bắt nạt, quấy rối, bạo lực nào xảy ra với bản thân, bạn bè, thầy cô và cha mẹ
HỌC SINH KHÔNG NÊN
1. Tự ti về bản thân mình
2. Gây tổn thương bằng lời nói đến bạn bè, cha mẹ, thầy cô, cán bộ nhà trường.
3. Gây tổn thương thể chất cho bạn bè, bố mẹ, thầy cô và cán bộ nhà trường.
4. Tẩy chay, cô lập, nói xấu bạn bè trong trường, lớp.
5. Bắt nạt bạn bè cùng lớp, cùng trường.
6. Tham gia, cổ vũ cho các hành vi bạo lực trong lớp, trong trường, trên mạng xã hội.
7. Thờ ơ, giữ im lặng khi chứng kiến hoặc trải nghiệm các hành vi bắt nạt, bạo lực.
8. Sở hữu, mang đến trường vũ khí, đồ vật sắc nhọn nguy hiểm.
9. Khuyến khích, xúi giục các học sinh khác có hành vi bắt nạt, bạo lực với bạn khác.
10. Sử dụng điện thoại cho các mục đích sai khác như quay phim, chụp ảnh các hành vi bạo lực và đăng tải, chia sẻ.
11. Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi trụy; đưa thông tin không lành mạnh lên mạng; chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia các tệ nạn xã hội.
II. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN
GIÁO VIÊN NÊN
1. Đối xử công bằng với học sinh và không phân biệt dựa trên bản dạng giới, học lực, tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần, hoàn cảnh gia đình của các em.
2. Chấp nhận và tôn trọng sự đa dạng, khác biệt của học sinh và đồng nghiệp.
3. Lắng nghe học sinh, cha mẹ và đồng nghiệp.
4. Khuyến khích và hỗ trợ sự phát triển của mỗi học sinh dựa trên năng lực của mỗi em
5. Xây dựng niềm tin, mối quan hệ tích cực, thân thiện với học sinh, cha mẹ học sinh và đồng nghiệp.
6. Làm gương cho học sinh về chuẩn mực trang phục, lời nói và ứng xử.
7. Sẵn sàng hỗ trợ khi chứng kiến, nghe kể về các hành vi bắt nạt và bạo lực đối với học sinh.
GIÁO VIÊN KHÔNG NÊN
1. Bỏ qua các hành vi bắt nạt, bạo lực của học sinh trong lớp, trong trường.
2. Tạo ra sự không công bằng trong việc đánh giá năng lực của học sinh nam, nữ
3. Gây tổn thương tinh thần học sinh bằng lời nói, cử chỉ, hành động không phù hợp
4. Gây tổn thương về thân thể cho học sinh bằng các hành động không phù hợp
5. Sử dụng hình thức trừng phạt thân thể với học sinh
6. Tiết lộ thông tin bí mật về học sinh; ngoại trừ trong những trường hợp cụ thể vì lợi ích tốt nhất của học sinh
III. ĐỐI VỚI CHA MẸ
NÊN
1. Đối xử công bằng với con trai và con gái
2. Tạo điều kiện về thời gian để con tham gia đầy đủ hoạt động học tập và vui chơi ở trường
3. Giúp con hiểu được các qui tắc an toàn trên đường đến trường và khi học tập tại trường
4. Dành thời gian để nắm bắt được thuận lợi, khó khăn của con khi đến trường và ở trường
5. Hợp tác với giáo viên và nhà trường trong việc đảm bảo an toàn cho con khi đến trường và ở trường
KHÔNG NÊN
1. Bỏ qua các hành vi bắt nạt, bạo lực của con
2. Đánh, mắng con khi mắc lỗi hoặc kết quả học tập không như mong đợi
3. So sánh con với bạn bè, anh chị em trong gia đình
4. Sử dụng ngôn ngữ xúc phạm đến giáo viên, cán bộ nhà trường
5. Tạo áp lực học tập vượt quá khả năng của con
IV. QUY ƯỚC LỚP HỌC
1. Học tập chuyên cần
2. Vui chơi an toàn
3. Sẵn sàng giúp đỡ nhau
4. Lắng nghe, hợp tác với bạn bè, thầy cô
5. Mỉm cười, thân thiện với bạn bè
6. Yêu thương, tôn trọng bản thân, bạn bè và thầy cô
7. Chấp nhận sự khác biệt
8. Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc
9. Giữ gìn tình bạn với các bạn cùng trường, lớp
10. Giữ gìn tài sản của mình, của bạn bè, của lớp và của trường
11. Mặc trang phục gọn gàng, phù hợp độ tuổi
12. Nói KHÔNG với bạo lực giới
Lớp mình là Lớp học An toàn, Thân thiện và Bình đẳng