TIẾT
49: PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN
I.
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.
Kiến thức:
- Nắm vững quy tắc trừ hai số nguyên.
- Hiểu rõ được tính chất phép trừ trong số nguyên
luôn thực hiện được.
2.
Kỹ năng:
- Có kỹ năng áp dụng quy tắc trừ hai số nguyên vào
các bài tập thực hiện phép tính, bài toán tìm x, các bài toán có liên hệ với thực
tế như: tính tuổi thọ của một nhân vật, tìm nhiệt độ của một địa danh, so sánh
các năm ra đời của các vật dụng….
- Rèn kỹ năng tìm số đối của số nguyên cho trước.
- Có kỹ năng vận dụng quy tắc trừ trong các bài tập
có phát huy năng lực tư duy cho học sinh.
- Rèn kỹ năng trình bày bài và khắc phục các sai lầm
hay mắc phải trong quá trình thực hiện phép trừ.
3.
Thái độ:
- Học sinh yêu thích môn học, có hứng thú học tập,
tìm tòi và khám phá.
- Tích cực chuẩn bị bài tập về nhà để phục vụ cho
bài học mời và tích cực tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức bài mới.
4.
Phát triển năng lực:
Thông qua bài học, học sinh được rèn luyện, củng cố
và phát triển các năng lực sau:
- Năng lực hợp tác nhóm.
- Năng lực chuẩn bị bài ở nhà.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực suy luận logic, hợp lý.
- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quá
trình học tập.
- Năng lực sáng tạo, thuyết trình.
- Năng lực quan sát, vận dụng thực hành.
- Năng lực trình bày bài khoa học, hợp lý.
- Năng lực khai thác và phát triển bài toán, từ đó
nâng cao tư duy suy luận.
II.
CHUẨN BỊ:
1.
Giáo viên:
- Bảng phụ, máy chiếu, phiếu học tập, nội dung phần
thực hành tìm tia phân giác của góc, quà trao thưởng.
2.
Học sinh:
- Các file báo cáo nội dung chuẩn bị cho tiết học đã
được giao từ tiết trước.
- Tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về nội dung bài học sắp
tới: “Phép trừ hai số nguyên”
III.
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC.
1.
Ổn định lớp. (1ph)
- Giáo viên giới thiệu thầy cô dự giờ, thăm lớp.
2.
Kiểm tra bài cũ (lồng ghép trong quá trình dạy học)
3.
Bài mới. (41ph)
A.
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM. (3ph)
Hoạt động của
giáo viên
|
Hoạt động của
học sinh
|
Nội dung cần đạt.
|
Hình thành và
phát triển năng lực.
|
Thời gian.
|
-
Gv mời một nhóm học sinh đã được giao chuẩn bị từ trước đóng một vở kịch. Nội
dung như sau:
“ Ba bạn Bảo, Ly, Tuấn gặp nhau và
hỏi nhau về một bài toán ở nội dung giải toán violympic qua mạng. Ba bạn cùng
thắc mắc về nội dung có liên quan đến phép trừ hai số nguyên. Hai bạn chọn
đúng do bấm máy tính và ngẫu nhiên, bạn còn lại chưa chọn đúng đáp án. Nhưng
các bạn không giải thích được tại sao. Từ đó, các bạn sẽ dành câu hỏi này cho
cô giáo trong tiết học ngày mai.”
- Để giải đáp thắc mắc của các
bạn, cô trò ta sẽ cùng nhau nghiên cứu bài học ngày hôm nay:
TIẾT 49: PHÉP TRỪ SỐ NGUYÊN.
|
-
Nhóm hs sẽ diễn vở kịch ngắn trước lớp.
|
-
Hs hào hứng, sôi nổi, lắng nghe tình huống.
|
-Năng
lực hợp tác nhóm.
Năng
lực diễn xuất.
-
Năng lực sáng tạo, tư duy logic.
|
2ph
|
B.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. (20ph)
a)
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hiệu hai số nguyên. (14ph)
Hoạt động của
giáo viên
|
Hoạt động của
học sinh
|
Nội dung cần đạt.
|
Hình thành và
phát triển năng lực.
|
Thời gian.
|
* Mời đại diện
nhóm 1 lên báo cáo nội dung chuẩn bị ở nhà của nhóm mình.
|
|
Bài tập 1:
a) Tìm số đối của các số sau: 11;
-6; b.
b) Hãy quan sát ba dòng đầu và dự
đoán kết quả tương tự ở ba dòng cuối rồi rút ra nhận xét về phép trừ hai
số nguyên
3 – 1 = 3 + (-1)
3 – 2 = 3 + (-2)
3 – 3 = 3 + (-3)
3 – 4 = ?
3 – 5 = ?
3 – 6 = ?
|
|
* Mời đại diện
nhóm 2 lên báo cáo nội dung chuẩn bị ở nhà của nhóm mình.
|
|
Bài
tập 1: Hãy quan sát ba dòng đầu và
dự đoán kết quả tương tự ở ba dòng cuối rồi rút ra nhận xét về phép trừ
hai số nguyên
b) 2 – 2 = 2 + (-2)
2 – 1 = 2 + (-1)
2 – 0 = 2 + 0
2 – (-1) = ?
2 – (-2) = ?
2 – (-3) = ?
|
|
*GV nhận xét
phần chuẩn bị nội dung của hai nhóm và phần báo cáo trên lớp, đặc biệt là kiến
thức và nhận xét của mỗi nhóm. Từ đó, giáo viên sẽ giới thiệu quy tắc trừ hai
số nguyên với học sinh.
-
Gọi hs đọc lại quy tắc.
-
Hướng dẫn học sinh ghi quy tắc dưới dạng công thức tổng quát.
- Trong quy tắc
trừ hai số nguyên, ta cần chú ý những bước nào?
-
Gv chốt kiến thức qua máy chiếu.
- Để củng cố
và khắc sâu quy tắc, cô mời các em cùng làm bài tập số 1, tính.
- Gv gọi hai học sinh lên làm 4 phần, mỗi hs
hai phần nối tiếp nhau.
-
Gọi hs khác nhận xét, sửa sai nếu có.
-
Gv tìm chiếu thêm hai vở của học sinh dưới lớp và chữa trên máy chiếu.
- Qua bài tập
1, giáo viên chú ý khắc sâu quy tắc: giữ nguyên số bị trừ, đổi thành phép cộng
với số đối của số trừ.
- Điều kiện để
có phép trừ trong tập hợp số tự nhiên là gì?
- Phép trừ
trong tập hợp số nguyên có điều kiện gì không?
- GV chốt lại kiến
thức cho hs, phép trừ trong tập Z luôn thực hiện được. Bản chất của phép trừ
là phép cộng với số đối của số trừ. Mà phép cộng số nguyên ta luôn thực hiện
được. Chính vì vậy, để phép trừ luôn thực hiện được thì tập hợp số nguyên đã
ra đời.
- Gv phát phiếu
và yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi bài toán tìm x.
- Gv chữa đại diện của hai nhóm. Sau đó, các
nhóm sẽ trao đổi chéo bài và chấm.
-
Gv chốt kiến thức qua bài tập tìm x.
- Trong tính
toán, phép trừ số nguyên được áp dụng như vậy. Còn trong thực tế, phép trừ số
nguyên được áp dụng ra sao, cô trò ta cùng nhau tìm hiểu phần 2, ví dụ.
|
- Đại diện nhóm 1 lên báo cáo nội
dung nhóm mình.
- Lớp quan sát, lắng nghe và
cùng tiếp thu kiến thức.
- Đại diện nhóm hai lên trình
bày và báo cáo kết quả của nhóm mình.
- Lớp quan sát, lắng nghe và
cùng tiếp thu kiến thức.
-
hs đọc quy tắc.
-
B1: xác định số bị trừ, số trừ
B2:
Giữ nguyên số bị trừ, cộng với số đối của số trừ.
-
Hai hs lên bảng làm nối tiếp nhau.
-
Lớp làm vào vở, nhận xét bài trên bảng và bài của bạn được chiếu.
-
Số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.
-
Số bị trừ có thể lớn hơn, nhỏ hơn, hoặc bằng số trừ. Vì vậy, phép trừ trong tập
Z luôn thực hiện được.
-
Khắc sâu và nâng cao tư duy suy luận logic.
-
Hs hoạt động nhóm đôi.
a)
9 + x = 2
x = 2 – 9
x = -7
b)
20 - x = 12 – 36
20 - x = -24
x = 20 – (-24)
x = 44
-
Nhận xét bài của nhóm được chiếu bài.
-
Trao đổi chéo bài để chấm theo hướng dẫn của giáo viên.
-
Trắc nghiệm kết quả.
|
1. Phép trừ hai số nguyên.
a) Quy tắc (SGK)
- Với a; b thuộc Z, ta có:
a
- b = a + (-b)
b)
Áp dụng
*Bài
tập 1 : Tính
a)
2 - 6 = 2 + (-6) = -4
b)
-11 - 3 = -11 + (-3) = -14
c)
5 - (-2) = 5 + 2 = 7
d)
- 1 - (-10) = -1 + 10 = 9
*
Nhận xét :
Phép
trừ trong tập Z luôn thực hiện được.
* Bài tập 2.
|
- NL chuẩn bị bài,
nl hợp tác nhóm, nl thuyết trình, nl ứng dụng công nghệ thông tin, nl tư duy,
suy luận logic.
- NL chuẩn bị bài,
nl hợp tác nhóm, nl thuyết trình, nl ứng dụng công nghệ thông tin, nl tư duy,
suy luận logic.
-Nl vận dụng kiến thức để thực
hành, nl suy luận, tư duy logic, nl làm việc cá nhân.
-NL suy luận, vận dụng, nl hợp
tác nhóm, nl trình bày bài. Nl kiểm tra, đánh giá.
|
4ph
3ph
7ph
6ph
|
b)
Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng của phép trừ số nguyên trong các bài toán thực tế.
(8ph)
Hoạt động của
giáo viên
|
Hoạt động của
học sinh
|
Nội dung cần đạt.
|
Hình thành và phát triển năng lực.
|
Thời gian.
|
*GV chiếu clip ngắn về địa danh Sapa,
nói về nhiệt độ.
-
Gv chiếu câu hỏi:
Hãy tính nhiệt độ của Sapa ngày hôm
nay?
-
Gv yêu cầu 1 hs lên bảng trình bày, lớp làm vào vở.
-
Gọi học sinh nhận xét, chữa bài.
-
Qua bài tập, gv chú ý cho học sinh:
“Ở tiết trước, chúng ta quy ước giảm 50C
nghĩa là tăng thêm -50C, điều đó hoàn toàn phù hợp với quy tắc trừ
hai số nguyên”.
|
-
Lắng nghe clip và nắm bắt thông tin, hiểu biết về Sapa.
-
1hs lên bảng, lớp làm vào vở.
-
Nhận xét bài của bạn.
-
Tiếp thu và khắc sâu kiến thức.
|
2. Ví dụ.
-
Do giảm 50C nên ta có:
2
- 5 = 2 + (-5) = -3
Vậy
nhiệt độ ở Sapa hôm nay là -30C
|
- NL tiếp thu, nắm
bắt thông tin. Nl suy luận logic, nl tính toán, nl trình bày bài, nl kiểm tra
đánh giá kết quả.
|
4ph
1ph
|
B.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (6ph)
Hoạt động của
giáo viên
|
Hoạt động của
học sinh
|
Nội dung cần đạt.
|
Hình thành và
phát triển năng lực.
|
Thời gian.
|
*
Phép trừ số nguyên không những được
dùng để giải bài toán về nhiệt độ, mà còn được áp dụng trong rất nhiều các ứng
dụng khác. Sau đây, cô mời cả lớp cùng lắng nghe phần tìm hiểu của nhóm số 3.
* Chúng ta vừa tham gia rất sôi
nổi cùng với nhóm 3 qua phần báo cáo về nhà khoa học Ác-si-mét.
Ngoài
ra, phép trừ số nguyên còn được áp dụng rất nhiều trong các bài toán thực tế
khác. Cô mời các em cùng về nhà tìm hiểu và có câu trả lời trong tiết học
sau.
|
-
Đại diện nhóm 3 lên báo cáo nội dung tìm hiểu về nhà khoa học Ác-si-mét.
-
Lớp lắng nghe.
-
Cùng trao đổi các vấn đề mà nhóm 3 đưa ra sôi nổi, hào hứng, nhiệt tình.
|
-Hs
tìm hiểu kỹ về nhà khoa học
Ác-si-mét.
-
Qua đó, có được những yêu cầu liên quan đến phép trừ hai số nguyên để lớp
cùng tham gia.
- Tập thể lớp tham gia sôi nổi, hào hứng
và khắc sâu kiến thức.
|
NL
hợp tác nhóm, nl ứng dụng bổ sung, vận dụng thực hành
-Nl
thuyết trình, hợp tác nhóm.
tiếp thu và khắc sâu, nâng cao kiến thức.
|
6ph
|
C.
HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ - BỔ SUNG (12ph)
Hoạt động của
giáo viên
|
Hoạt động của
học sinh
|
Nội dung cần đạt.
|
Hình thành và
phát triển năng lực.
|
Thời gian.
|
-
Để tiết học thêm hào hứng và mở rộng kiến thức ,cô mời cả lớp cùng tham gia trò
chơi: Đội nào nhanh hơn.
-
Gv gọi hs điều hành trò chơi.
|
|
Ø Hình thức: Gồm
hai đội chơi, mỗi đội có 5 người.
Ø Luật chơi: Có hai hộp đựng các miếng dán. Hộp 1 đựng các đề
bài. Hộp 2 đựng đáp án.
- Các thành viên tiếp sẽ chọn
các miếng ghép thích hợp, ghép với nhau để được phép tính đúng. - Cứ như vậy, trong vòng thời gian 2
phút, đội nào dán được nhiều phép tính đúng hơn thì đội đó giành chiến
thắng và sẽ nhận được phần quà hấp dẫn.
Chúc các đội thành công!!!
|
|
*Hệ
thống các bài tập mà các đội được phép lựa chọn:
4
- 10 = -6; -9 - (-8) = -1
100
- (-25) = 125; -6 - 9 = -15
21
- 25 = -4; 23 - (-35) = 58
-145
- (-245) = 100; 5 - (-4) = 9
-2016
+ 2017 = 1; -7 - (-7) = 0
-36
- (-37) = 1; -28 - (-32) = 4
50
- (-21) = 71; -45 - 30 = -75
10
- (-10) = 20; -24 + 46 = 22
0
- 8 = -8; -12 - (-12) =
0
*Gv
cùng hs tổng kết kết quả của hai đội, trao phần thưởng cho đội thắng cuộc.
*Nhận
xét về kiến thức mà học sinh tiếp thu và vận dụng trong trò chơi.
* Để tăng cường
hoạt động nhóm và khắc sâu hơn nữa nội dung bài học, cô mời cả 4 tổ cùng tham
gia trò chơi: “Lật ghép bức tranh”.
-
Bức tranh là hình ảnh kim tự tháp Ai cập, một trong những kỳ quan cổ đại của
thế giới.
-
Nội dung 4 câu hỏi.
-
Giáo viên trao thưởng .
-
Qua bài học ngày hôm nay, em biết thêm được điều gì?
|
- Đại diện học sinh lên điều
hành, đọc luật chơi, tổ chức cho hai đội chơi.
-
Mời giáo viên tham gia và khẳng định kết quả.
- Hai đội tham gia hào hứng, đoàn kết, nhanh nhẹn.
- Theo dõi và kiểm tra kết quả.
- Nhận phần thưởng và cổ vũ đội bạn.
Đáp
án: Câu 1: C
Câu
2: A
Câu
3: D
Câu
4: D
-
Tổ trọng tài công bố kết quả.
-
Tổ đạt giải nhận phần thưởng.
-
Em biết được: quy tắc trừ hai số nguyên.
-Phép
trừ trong tập Z luôn thực hiện được.
-
Áp dụng quy tắc trừ trong thực hiện phép tính và các bài toán thực tế.
-
Biết thêm nhiều thông tin về nhà khoa học ÁC-Si-MÉT và nhiều thông tin khác.
|
- Học sinh tham gia hào hứng, sối
nổi.
-
Qua trò chơi, hs được củng cố và phát triển tư duy suy luận, lôgic, qua đó, củng
cố được phép trừ số nguyên.
-
Các đội tham gia sôi nổi, chất lượng, thể hiện tinh thần đồng đội đoàn kết
cao.
-
Nắm được thêm các thông tin trong thực tế và ứng dụng của số nguyên.
|
- NL tư duy, suy luận logic.
-Nl hợp tác nhóm, nl suy luận,
nl suy đoán, nl tính toán.
-NL quan sát, theo dõi và phát hiện vấn đề.
-Nl tư duy, logic
-Nl tiếp thu và nâng cao kiến thức.
-Nl tổng kết và tư duy logic, nl hệ thống.
|
6ph
6ph
2ph
3ph
|
4.
Hướng dẫn về nhà: (2ph)
- Ghi nhớ quy tắc trừ hai số nguyên.
- Vận dụng thành thạo quy tắc trong các phép toán và
các bài toán có liên hệ thực tế.
- Hoàn thành các bài 47 đến 50 trong sách giáo khoa.
- Hướng dẫn bài 50.
- Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: