TIẾT 30 – BÀI 33: AN TOÀN ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được những nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy
hiểm của dòng điện đối với cơ thể con người.
- Biết được hậu quả của tai nạn điện.
- Biết được một số biện pháp an toàn điện trong khi sử dụng
và sửa chữa điện.
2. Kĩ năng:
- Biết cách phòng
tránh các tai nạn điện
- Biết cách xử lí
1 số tình huống để tránh tai nạn điện trong cuộc sống
3. Thái độ:
- Học sinh yêu thích học tập bộ môn, tích cực xây dựng bài.
- Hợp tác để hoàn thành các hoạt động theo chủ đề.
- Tham gia hưởng ứng các hoạt động trong giờ học.
- Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong cuộc
sống.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Quan sát, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt
động nhóm, sáng tạo, tự quản, tư duy, thuyết trình, báo cáo, ứng dụng
CNTT.......
II. CHUẨN
BỊ:
1. Giáo viên:
- Soạn giáo án,
SGK Công nghệ 8, Sách giáo viên Công nghệ 8
- Tranh ảnh về an toàn điện, bài hát về ngành điện
- Các phương tiện
dạy học: Máy tính, âm thanh.....
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo
viên giao:
+ Nhóm 1: Tìm
hiểu nguyên nhân gây tai nạn điện
+ Nhóm 2: Tìm
hiểu hậu quả tai nạn điện
+ Nhóm 3: Nghiên
cứu biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện
+ Nhóm 4: Nghiên
cứu biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện
- Vận dụng, ứng
dụng CNTT trong học tập
III. TIẾN
TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định
lớp: (1 phút).
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút)
Hoạt động của GV
|
Hoạt động của GV
|
Nội dung cần đạt
|
Hình thành và phát triển năng lực
|
- Yêu cầu cả lớp cùng vỗ tay theo 1 bài hát.
(?) Con có cảm nhận gì khi hát bài hát này?
(?) Hình ảnh nào xuất hiện trong bài hát
làm con thấy ấn tượng nhất?
=> Ghi câu định dẫn vào đây.
GV ghi đầu bài
lên bảng, ghi phần I.
|
Cả lớp vỗ tay theo bài hát
- HS trả lời cá nhân
|
HS hứng thú, vui vẻ chuẩn bị bước vào tiết học.
- Nhận biết được hình ảnh......
=> Cần phải nghiên cứu bài học.
|
NL tư duy
|
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(33 phút)
Hoạt động của GV
|
Hoạt động của HS
|
Nội dung cần đạt
|
Hình thành và phát triển năng lực
|
Hoạt động 1: Tìm hiểu Vì sao xảy ra tai nạn điện(7phút)
|
- Ở tiết trước, cô đã giao cho các nhóm các con về nhà chuẩn bị trước các
nội dung sau:
GV chiếu slide, đọc yêu cầu từng nhóm.
- Để biết được nhóm 1 đã tìm hiểu được
những nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn điện. Sau đây, cô xin mời phần trình
bày của nhóm 1.
|
Đại diện nhóm
trình bày
HS lắng nghe
HS nhóm khác bổ
sung, mời
GV giải đáp
tình huống phát sinh
HS nghe và ghi
bài
|
I, Vì sao xảy ra tai nạn điện?
- Do chạm trực tiếp vào vật mang điện.
- Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới
điện cao áp và trạm biến áp
- Do đến gần đường dây dẫn có điện bị đứt rơi
xuống đất
|
NL thuyết trình
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu hậu quả khi để xảy ra tai nạn
điện(6 phút)
|
xảy ra sẽ để lại những hậu quả như thế
nào? Đây cũng là nội dung mà cô đã giao cho các bạn nhóm 2 tìm hiểu. Sau đây, cô xin mời các bạn đại
diện cho nhóm 2 lên trình bày.
* Cô rất cảm ơn phần tìm hiểu rất sâu
sắc của nhóm 2.
|
Đại diện nhóm 2
trình bày
HS lắng nghe
|
Nếu tai nạn điện xảy
ra sẽ gây thiệt hại nặng nề về người và của.
|
NL thuyết trình, sử dụng CNTT
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số biện pháp an toàn khi
sử dụng điện(9 phút)
|
|
* Vậy làm thế nào để tránh được những rủi ro do tai nạn điện gây ra? Mời
các con tìm hiểu phần II....
* Khi sử dụng điện chúng ta cần áp
dụng các biện pháp an toàn nào? Cô và các con hãy chờ đợi phần tìm hiểu từ
nhóm 3 nhé!
* Các con hãy quan sát trên tay cô có
(GV giơ vật thật) phích cắm điện có 3 chốt, và trong phích cắm điện có 2 chốt. Tại sao trong thực tế lại tồn tại 2 loại
này, mặc dù đôi khi các con thấy mua phích cắm điện có 3 chốt về, để tiện sử
dụng bố mẹ chúng ta hay bẻ đi một chốt?
GV: Chốt câu trả lời.......
|
Đại diện nhóm 3
lên trình bày
HS quan sát,
lắng nghe
HS chơi trò
chơi
HS nghe và viết
bài
HS nghe và trả
lời câu hỏi
|
II, Biện pháp an toàn điện
1. Một số biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện
- Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện.
- Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện.
- Thực hiện nối đất các thiết bị, đồ dùng điện.
- Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới
điện cao áp và trạm biến áp.
|
NL làm việc nhóm
NL tư duy
|
Hoạt động 4: Tìm hiểu một số biện pháp an toàn điện
khi sửa chữa điện(11 phút)
|
|
Các con đã biết khi sử dụng điện phải
đảm bảo các biện pháp an toàn, thế còn khi sửa chữa điện có cần phải sử dụng
các biện pháp an toàn nào không? Câu trả lời sẽ có trong phần trình bày của
nhóm 4, các con hãy lắng nghe nhé!
* Như vậy thông qua bài ngày hôm nay,
các con đã nắm được những kiến thức sau (Chốt bằng bản đồ tư duy)
Cô mong là không chỉ trên lý thuyết mà
các con hãy vận dụng những điều đã học được trong bài ngày hôm nay vào thực
tế cuộc sống nhé!
|
Đại diện nhóm 4
lên trình bày.
HS quan sát
lắng nghe
HS bổ sung ý
kiến
HS ghi bài
|
2. Một số biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện.
a. Trước khi sửa chữa điện, phải cắt nguồn điện
+ Rút phích cắm điện.
+ Rút nắp cầu chì.
+ Cắt cầu dao(hoặc aptomat tổng).
b. Trong khi sửa chữa
- Sử dụng các vật lót cách điện
- Sử dụng các dụng cụ lao động cách điện
- Sử dụng các dụng cụ kiểm tra điện.
|
NL báo cáo
NL tư duy, tự học
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG(6 phút)
Hoạt động của GV
|
Hoạt động của HS
|
Nội dung cần đạt
|
Hình thành và phát triển năng lực
|
* Sau đây, các con hãy vận dụng những
kiến thức trong bài để tham gia trò chơi bức ảnh bí ẩn. Cô mời bạn Giang lên
điều khiển trò chơi.
|
HS lên điều
khiển
HS chơi trò chơi
HS trả lời các
câu hỏi có trong trò chơi
HS lắng nghe
HS trả lời
|
|
NL tự học
NL quan sát
|
4. Củng cố
Xen lẫn trong bài:
- GV sử dụng sơ
đồ tư duy để củng cố bài.
- GV nhận xét,
động viên, khuyến khích HS
5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
- Học bài, trả lời các câu hỏi , làm bài tập
SGK/120
- Tổng kết bài
học bằng sơ đồ tư duy
- Nghiên cứu bài 34, chuẩn bị đồ dùng thực hành như yêu cầu SGK /121
* RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................