NHỮNG BÀ !important;I HỌC KINH NGHIỆM BỔ ÍCH TỪ CUỘC THI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG
Trong nhà !important; trường phổ thông, nghiên cứu khoa học kỹ thuật (NCKH) là một hoạt động trải nghiệm bổ ích, thiết thực, gắn liền giữa lý thuyết với thực hành và thực tiễn lao động sản xuất.
Hoạt động này giúp phát huy, khích lệ, định hướng, tiếp lửa, khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu, kích hoạt năng lực sáng tạo của các em học sinh. Đặc biệt, hoạt động nghiên cứu khoa học - kỹ thuật còn rèn luyện cho các em kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, tự kiểm chứng kết quả bằng thực nghiệm... Mặt khác, qua việc định hướng, hướng dẫn cho học sinh nghiên cứu, người thầy cũng được nâng cao năng lực của bản thân về những kiến thức có liên quan đến các đề tài nghiên cứu khoa học.
Ý thức được tầm quan trọng của hoạt động này, trong những năm gần đây, công tác hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi nghiên cứu KHKT các cấp của trường THCS Sài Đồng đã gặt hái được khá nhiều thành tích. Các thầy cô tham gia hướng dẫn đều làm việc hết sức tận tình, hăng say, đưa ra nhiều giải pháp, sáng kiến để giúp các em học sinh đạt được những kết quả tốt nhất.Thông qua các cuộc thi, các thầy cô tham gia hướng dẫn học sinh đã rút ra được những kinh nghiệm bổ ích. Cụ thể là các bước sau:
1. Lựa chọn đề tài
Muốn lựa chọn được một đề tài hay, thiết thực, cần phải có ý tưởng tốt. Các thầy cô giáo rất chú trọng vào việc giúp học sinh hình thành những ý tưởng khoa học kỹ thuật. Để làm được điều này, khi triển khai cuộc thi về từng lớp, mỗi giáo viên cần đưa ra một số gợi ý, định hướng cho học sinh về các lĩnh vực nghiên cứu phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế, xã hội của gia đình và địa phương; gợi ý cho học sinh phát triển ý tưởng từ một số dự án đã được thực hiện trước đó. Trên cơ sở những định hướng từ giáo viên, học sinh sẽ tư duy và tìm tòi những ý tưởng, giải pháp mới, gắn liền với thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành nên dự án khoa học, kỹ thuật.Thời gian để học sinh hình thành dự án và đưa ra được những kế hoạch nghiên cứu ban đầu có thể cần khoảng 1 tuần đến 1 tháng.Sau khi thu thập các ý tưởng của học sinh, giáo viên sẽ nghiên cứu và lựa chọn những dự án có tính mới, tính khả thi để triển khai hướng dẫn học sinh nghiên cứu.Với một số lĩnh vực học sinh gặp khó khăn trong việc tự tìm tòi ý tưởng, giáo viên hướng dẫn có thể trợ giúp hoặc tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia.
2. Lập kế hoạch thực hiện
Mỗi dự án khác nhau, mỗi lĩnh vực khác nhau có kế hoạch nghiên cứu khác nhau, cần phân biệt và xác định rõ dự án của học sinh là đề tài khoa học hay đề tài kỹ thuật để xây dựng kế hoạch nghiên cứu một cách triệt để.Việc lập kế hoạch nghiên cứu nhằm quản lí tốt quỹ thời gian cũng như kiểm soát được tiến độ thực hiện một cách khoa học. Kế hoạch này cũng chỉ có vai trò như sợi chỉ dẫn đường, có tính linh động và dễ dàng điều chỉnh chứ không phải là bất di bất dịch.Độ dài ngắn của từng giai đoạn còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế của mỗi người và thời hạn kết thúc đề tài.
3. Nghiên cứu tài liệu, xây dựng giả thuyết
Giáo viên hướng dẫn cần định hướng cho học sinh tìm những tài liệu gì, tìm ở đâu và sắp xếp chúng như thế nào. Giáo viên cũng có thể cung cấp tài liệu và yêu cầu học sinh nghiên cứu, sắp xếp những thông tin có được một cách khoa học (theo dàn ý lập sẵn) nếu những tài liệu đó khó tìm kiếm. Giáo viên cũng cần lưu ý cho học sinh những thông tin tìm kiếm được phải xuất phát từ các nguồn tin chính thống (các bài báo, sách, tạp chí) có tác giả rõ ràng. Khi muốn lấy thông tin từ tài liệu nào, học sinh cần lưu tên tác giả, tên bài (báo, sách), nơi xuất bản, năm xuất bản, số thứ tự trang tài liệu …Việc xây dựng giả thuyết khoa học (mục đích nghiên cứu) là rất quan trọng, nó thể hiện mong muốn của tác giả về những thành quả sẽ đạt được từ dự án, thể hiện mức độ, phạm vi nghiên cứu của dự án. Việc xây dựng giả thuyết khoa học cần có sự thảo luận, thống nhất giữa chủ dự án và người hướng dẫn.Sau khi nghiên cứu tài liệu và xây dựng giả thuyết, học sinh sẽ tiến hành viết đề cương nghiên cứu (tổng quan tài liệu) dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
4. Thu thập số liệu, xử lí thông tin
Đây là công việc trọng tâm của một dự án khoa học kỹ thuật. Từ kế hoạch nghiên cứu đã lập ra, học sinh bắt đầu tiến hành các giai đoạn thực nghiệm, thử nghiệm.Giáo viên hướng dẫn cần đề ra các bước thực hiện cụ thể, hướng dẫn học sinh cách thu thập số liệu thực nghiệm, cách xử lí số liệu và phải yêu cầu học sinh ghi chép kết quả thực nghiệm một cách chi tiết, tỉ mỉ và cẩn thận vào một cuốn sổ, gọi là sổ tay thực nghiệm. Việc thu thập số liệu thực nghiệm cần có hệ thống, có quy luật chặt chẽ, nêu ra các yếu tố ảnh hưởng giá trị của số liệu thực nghiệm.
Từ tập hợp số liệu thu thập được, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tìm ra giá trị thực nghiệm tốt nhất.
5. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
Đây là công việc cuối cùng để hoàn thiện một dự án khoa học kỹ thuật trước khi tham gia cuộc thi. Một báo cáo tốt sẽ thể hiện được những kết quả đã đạt được của dự án, mức độ, phạm vi của dự án và sự cố gắng của những người thực hiện dự án. Đa số học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc viết báo cáo kết quả nghiên cứu, vì vậy cần có sự hướng dẫn chi tiết của giáo viên.
6. Báo cáo và trưng bày sản phẩm
Một dự án khi được tham gia cuộc thi cấp thành phố trở lên cần có:
- Sản phẩm hoàn chỉnh (nếu là dự án kỹ thuật) hoặc một báo cáo dự án hoàn chỉnh.
- Báo cáo dự án: được viết sau khi dự án hoàn thành. Bản báo cáo cần tóm tắt ngắn gọn để thông báo cho người đọc những gì dự án đã thực hiện được.
Chiều ngày 3/11/2020, cô và trò trường THCS Sài Đồng đã tham dự cuộc thi NCKH cấp Quận tại trường THCS Chu Văn An với 2 đề tài: Đề tài thứ nhất mang tên “ Máy bay cứu hộ” do học sinh Nguyễn Văn Trung lớp 9A4 và em Trần Gia Hưng lớp 8A10 trình bày dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Tuyến đã đạt giải Ba cấp quận. Đề tài thứ hai mang tên
“ Phòng chống bạo lực tinh thần cho học sinh THCS” do em Bùi Phương Minh lớp 8A9 trình bày dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Phương Nga hướng dẫn đã đạt giải Tư cấp Quận.
Có thể nói, công tác nghiên cứu khoa học cũng được coi là một mũi nhọn đầy tiềm năng của trường THCS Sài Đồng. Rất có thể, những công trình nghiên cứu ở qui mô nho nhỏ hôm nay chính là sự khởi đầu cho những ước mơ lớn lao của các em học sinh, để một ngày mai, đất nước sẽ có thêm những nhà khoa học xuất sắc vươn tầm ra khu vực và thế giới.
  !important;*Dưới đây là những hình ảnh của các bạn học sinh trường THCS Sài Đồng đã tham gia dự thi NCKH cấp Quận năm học 2020- 2021:
Học sinh Nguyễn Văn Trung lớp 9A4 và !important; Trần Gia Hưng lớp 8A10 trình bày đề tài NCKH mang tên “ Máy bay cứu hộ” do cô giáo Nguyễn Thị Tuyến hướng dẫn đã đạt giải Ba cấp Quận.
Em Bù !important;i Phương Minh lớp 8A9 trình bày đề tài NCKH mang tên “ Phòng chống bạo lực tinh thần cho học sinh THCS”dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Phương Nga đã đạt giải tư cấp Quận.
Cá !important;c bạn Nguyễn Văn Trung lớp 9A4, Trần Gia Hưng lớp 8A10, Bùi Phương Minh lớp 8A9 chụp ảnh kỉ niệm cùng hai cô giáo hướng dẫn là Nguyễn Thị Tuyến và cô Nguyễn Thị Phương Nga trường THCS Sài Đồng.